“Căng thẳng là trạng thái không thoải mái về thể lý và tâm lý, phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng được hoặc vượt qua, như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc hoặc thể lý” (M. A. Colman, 2003)
1. Căng thẳng (stress) là gì?
Trước khi có sự phát triển của tâm lý học, từ những kết quả thăm khám, đo lường và quan sát các nhà nghiên cứu kết luận căng thẳng là một trạng thái của hệ thần kinh. Trong đó, cái đặc trưng của trạng thái này là sự sản xuất và giải phóng các hormone căng thẳng như adrenaline, noradrenaline và cortisol trong cơ thể khi người ta gặp phải tình huống khó khăn, đòi hỏi khắt khe hoặc các tình huống cần phản ứng nhanh chóng. Các hormone này kích hoạt cơ chế “chiến đấu hoặc chạy trốn” (fight-or-flight reaction) của cơ thể, giúp tăng cường sự tập trung, tăng cường năng lượng và chuẩn bị cơ thể cho đáp trả nhanh chóng (Cannon, 1929).
Trước những ảnh hưởng của tâm lý học, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan sát và nhận ra những thay đổi của căng thẳng không chỉ tồn tại về mặt sinh học mà nó còn là phản ứng của tâm trí con người. Và tuân theo một số quy tắc nào đó giữa sinh học và tâm trí hoặc theo hội chứng thích ứng chung – GAS của Hans Selye (1956, 1976). Lúc này căng thẳng được hiểu như một kích thích thể lý hoặc tâm lý có thể gây ra sự suy sụp tinh thần hoặc các phản ứng sinh lý - những phản ứng có thể dẫn đến các bệnh.
R.S. Lazarus (1984) là người đưa ra những khái niệm “thuần tâm lý” đầu tiên về căng thẳng, theo đó: Căng thẳng tâm lý là mối quan hệ đặc biệt giữa con người và môi trường. Trong đó mối quan hệ cá nhân đánh giá vượt quá các nguồn ứng phó của bản thân và có nguy hiểm với trạng thái tinh thần của cá nhân (R.S. Lazarus & S. Folkman, 1984). Các nhà tâm lý học Maxit cũng quan tâm đến khái niệm “căng thẳng tâm lý” như là trạng thái mà con người đối mặt với những thử thách thực sự, khi sự kiện gây ra vấn đề (tình huống có vấn đề) đó ở trong vùng phát triển gần, cá nhân có thể ý thức đầy đủ về chúng nhưng chưa có khả năng giải quyết chúng (L. Vygotsky, 1978).
Suy cho cùng, căng thẳng dù được định vị là kích thích hay phản ứng đều có điểm chung là xuất hiện khi con người nhận thức được những tình huống khó khăn, nguy hiểm. Nên sau, M. A. Colman (2003) đưa ra một khái niệm tổng quát nhất về căng thẳng: “Căng thẳng là trạng thái không thoải mái về thể lý và tâm lý, phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng được hoặc vượt qua, như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc hoặc thể lý” (M. A. Colman, 2003)
Như vậy, người ta thường quan tâm đến hai hướng tiếp cận khi nhắc đến khái niệm “căng thẳng”:
- Căng thẳng của hệ thần kinh (sinh lý): Ví dụ về các yếu tố gây căng thẳng về thể chất bao gồm nhiệt độ, tiếng ồn và ánh sáng quá mức.
- Căng thẳng tâm lý: Ví dụ về các yếu tố gây căng thẳng không rõ ràng như xung đột giữa các cá nhân, thiếu kiểm soát và thậm chí điện thoại đổ chuông liên tục,...
2. Căng thẳng trong công việc là gì?
Hiểu một cách đơn giản, căng thẳng trong công việc là trạng thái tâm lý không thoải mái (thể lý và tâm lý hoặc cả hai) trong môi trường làm việc, xuất hiện trước các tình huống có vấn đề khó giải quyết trong công việc. Từ các yếu tố của môi trường làm việc có thể phân chia căng thẳng từ gốc độ nguyên nhân như:
- Căng thẳng do tính chất công việc: doanh số, thời gian, hiệu suất, xử lý lỗi,…
- Căng thẳng do điều kiện làm việc: lương – thưởng, âm thanh, ánh sáng, vệ sinh,...
- Căng thẳng do xung đột với đồng nghiệp: mâu thuẫn giao tiếp, xung đột lợi ích,...
- Căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: kiệt sức nghề nghiệp, áp lực tài chính gia đình, biến cố,…
3. Cách con người ứng phó với căng thẳng
Theo bản năng: Cơ chế phản ứng “chiến đấu hoặc chạy trốn” (fight-or-flight reaction) là phản ứng thích nghi đối với các tình huống căng thẳng được thể hiện bởi động vật và con người, trong đó con người lựa chọn giữa việc chiến đấu hoặc cố gắng thoát ra (Cannon, 1929). Đây là một phản ứng tiến hóa để giúp cơ thể đối phó với các mối nguy tiềm ẩn.
- Nếu chọn chiến đấu: Trong tình huống đối mặt với nguy cơ, hệ thần kinh tự động kích hoạt quá trình tăng cường cung cấp năng lượng bằng cách tăng nhịp tim và cung cấp máu tới các cơ bắp cần thiết để chiến đấu. Sự tập trung tăng cao, những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa để giải phóng năng lượng, và sự tăng cường của các hormone stress như adrenaline giúp nâng cao sự sẵn sàng và hiệu suất trong việc đấu tranh.
- Nếu chọn chạy trốn: Trong trường hợp cảm thấy không thể đối phó được với nguy cơ, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tăng cường năng lượng, làm tăng nhịp tim, mở rộ các đường phổi để tăng cung cấp oxy, và tập trung sự tập trung để giúp người ta có thể di chuyển nhanh và linh hoạt để thoát ra.
Theo sự ứng phó có kế hoạch: Khi con người ý thức được các sự kiện căng thẳng luôn tồn tại trong mọi mặt của đời sống và căng thẳng là một quá trình liên tục trong đó các cá nhân đánh giá môi trường và cố gắng đối phó với các tác nhân gây căng thẳng phát sinh. Các tác nhân gây căn thẳng có thể đến từ các vấn đề gây căng thẳng hoặc các cảm xúc xuất hiện khi căng thẳng (Lazarus & Folkman, 1984; Lazarus, 1991).
Từ đó, con người lựa chọn cách ứng phó rõ ràng (hoặc tương đối rõ ràng):
- Ứng phó tập trung vào vấn đề (problem-focused coping): Loại ứng phó hướng vào việc quản lý hoặc thay đổi một vấn đề gây ra căng thẳng.
- Ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion-focused coping): Loại ứng phó nhằm giảm tác động của các cảm xúc đối với sự kiện gây căng thẳng bằng cách tránh, giảm thiểu hoặc tách bản thân khỏi sự kiện gây căng thẳng.
Mô hình ứng phó với căng thẳng có thể được khái quát theo sơ đồ:
4. Hệ quả của căng thẳng
5. Căng thẳng và hiệu suất công việc
6. Căng thẳng và kiệt sức nghề nghiệp
Tạm kết
Tài liệu tham khảo
Theo Trần Văn Toản
tamlyhoc.org