Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đúng cách

"Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác."


Trong đó, xâm hại tình dục cũng là một vấn đề đang cần được quan tâm. Theo các số lượng điều tra được, trẻ em bị xâm hại tình dục là con số lớn nhưng trên thực tế, đây vẫn chưa là con số phản ánh đúng sự thật. Không hẳn là do thống kê không chính xác hoặc chưa đầy đủ, lý do còn nằm trong nền văn hoá và nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đối với con trẻ. 

Các nghiên cứu và thống kê cho thấy các nạn nhân bị xâm hại sẽ chịu ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời. Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị XHTD cũng thể hiện ra ngoài những tổn thương tâm lý gặp phải. Đôi khi, cơn sang chấn tâm lý sau nhiều năm xảy ra sự việc bị XHTD mới bộc phát. Hậu quả này không thể đánh giá, không thể kiểm soát bởi đó là những hậu quả sâu sắc và tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát những đau đớn, hàng loạt những cảm xúc tiêu cực và sự ứng xử có nguy cơ lệch chuẩn của bản thân trẻ em từng bị XHTD.


Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý học: “Tâm lý và ý thức của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động bằng hoạt động- đó là những hoạt động có ý thức. Do đó muốn tìm hiểu nghiên cứu kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ em thì phải nghiên cứu thông qua các hoạt động của mỗi con người như: như cách xử lý hay ứng phó với nguy cơ bị XHTD, cách nhận biết nguy cơ xâm hại tình dục, hình thức, con đường để xử lý hoặc ứng phó với nguy cơ bị XHTD”.


Do đó, việc cần chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh tất cả các vụ việc, những người vi phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em và thực hiện đầy đủ trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bao che vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em là việc cần phải quan tâm, vì đó cũng là lương tâm của những người làm chăm sóc trẻ.

Trách nhiệm bảo vệ và giáo dục trẻ em có ý thức phòng, chống XHTD không chỉ thuộc về gia đình, mà còn là của cả xã hội, đất nước, vì trẻ em là mầm non, là tương lai của cả một dân tộc. Trách nhiệm và lương tâm của mỗi người, mỗi tổ chức chuyên môn cần kỳ vọng rằng hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em xảy ra trong cả gia đình, nhà trường, các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng phải được giảm thiểu và hạn chế tối đa.


Theo Kim Kiên
tamlyhoc.org


Tham khảo

  • http://childsafetourism.org/downloads/Vietnamese_Community_reps_Takeaways.pdf
  • http://chuongtrinhkhgd.moet.gov.vn/tintuc-sukien/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=4716
  • https://luatminhkhue.vn/xam-hai-tre-em-la-gi.aspx


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________