Xin giải cứu giáo viên khỏi áp lực tâm lý

Áp lực tâm lý của giáo viên là cảm thấy rất áp lực vì liên tục phải tham gia các lớp tập huấn, thực hiện chương trình tự học, đổi mới giáo dục, tự bồi dưỡng, lại còn thêm gánh nặng chứng chỉ chứng danh hành nghề liên quan.



Xuất phát từ những nguyên nhân nào:

Áp lực của giáo viên có thể bao gồm nhiều yếu tố như:

  • Trách nhiệm giáo dục: Giáo viên phải chịu trách nhiệm đào tạo và giáo dục học sinh, giúp họ phát triển tư duy và kỹ năng. - Việc thực hiện chương trình giáo dục mới như hiện nay cũng trực tiếp gây ra áp lực cho giáo viên. Trước hết là các thầy cô lớn tuổi, khó thích ứng cái mới, khó khăn trong áp dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đối với nhóm giáo viên trẻ, mới vào nghề, họ không gặp vấn đề về khả năng thích ứng nhưng lại gặp áp lực “cơm áo gạo tiền”. Nhu cầu vật chất có xu hướng gia tăng, khi họ thấy phải làm một loạt công việc áp lực, phức tạp với mức lương không đảm bảo, thì họ có thể lựa chọn bỏ nghề. Còn không, họ sẽ làm việc với một trạng thái ấm ức, khó chịu và đó là nguồn gốc sinh ra áp lực.
  • Đạt kết quả cao: Giáo viên phải đạt được kết quả cao trong việc giảng dạy, nghiên cứu, phát triển chương trình học và giải quyết các vấn đề về học sinh.
  • Áp lực thời gian: Giáo viên phải đảm bảo rằng các hoạt động giảng dạy được hoàn thành đúng hạn và kế hoạch giảng dạy được thực hiện một cách hiệu quả. Đặc biệt, với những người trẻ tuổi, khi họ chưa có quá nhiều kinh nghiệp, các trường hợp phát sinh đòi hỏi họ cần có thêm nhiều kỹ năng đứng lớp, giải quyết tình huống.
  • Quản lý lớp học: Giáo viên phải quản lý lớp học và giữ được sự tập trung của học sinh trong suốt giờ học. Đối với các Giáo viên đã lớn tuổi cách truyền đạt nguồn kiến thức của họ sẽ chưa kịp chạy theo xu hướng như những câu từ mang tính chất tạo trend, gây cười, bắt kịp các phong trào mới.
  • Phản hồi của phụ huynh: Giáo viên cũng phải đối mặt với phản hồi của phụ huynh về quá trình giảng dạy và phát triển của học sinh. Đặc biệt là các phản hồi về điểm số, thành tích của học sinh, hoặc việc sử dụng công nghệ số, các App để làm bài tập, học tập online, các phần mềm kiểm tra và nhập điểm số nhanh chóng.

Không những thế hiện nay, chương trình, triết lý giáo dục mới hướng đến giáo dục học sinh bằng tình yêu thương, lấy học sinh làm trung tâm, cấm bạo lực… với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Tuy nhiên, theo thự trạng hiện nay, hầu hết giáo viên chưa có các công cụ nghiệp vụ để thực hiện tốt điều này. Phải dạy học sinh như thế nào theo triết lý mới? Phải kiểm tra, đánh giá học sinh như thế nào cho tốt nhất? Phải sử dụng những công cụ giáo dục nào để thực sự giáo dục bằng tình yêu thương, đặc biệt với những học sinh chống đối, chưa ngoan? Trước tình trạng này, giáo viên cảm thấy hoang mang, dẫn đến làm việc không hiệu quả, và nỗi lo sợ càng sáng tạo, càng đổi mới thì càng có nguy cơ làm sai. Vậy nên, nhiều người có xu hướng “tự vệ nghề nghiệp”, làm cho xong, thiếu cảm xúc tích cực trong công việc.

Có quá nhiều áp lực, căng thẳng của giáo viên vậy chúng ta nên bắt đầu tháo gỡ từ đâu? 

Việc cởi trói, tháo gỡ áp lực tâm lý đối giữ chân những giáo viên giỏi cần những giải pháp tổng thể và phải thực hiện trong thời gian dài, đây không phải là vấn đề thực hiện vài ba ngày.

Tuy nhiên, giải pháp hữu ích nhất cho vấn đề này là phải giải quyết cho giáo viên là vấn đề thu nhập. Họ phải đảm bảo được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, giáo viên buộc phải bỏ nghề hoặc làm thêm. Một số giáo viên bán hàng online, làm nghề phụ để kiếm thêm thu nhập chẳng có gì xấu, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.

Tháo gỡ áp lực cho giáo viên có thể bắt đầu bằng cách cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho giáo viên, đặc biệt là trong việc chuẩn bị giảng dạy và quản lý lớp học. Các nhà quản lý giáo dục phải ngồi lại với nhau, rà soát công tác quản lý giáo viên và cắt giảm hơn nữa những cuộc thi không cần thiết, những sổ sách hành chính, nhiệm vụ kiêm nhiệm đang chi phối giáo viên. 


Các phương pháp khác bao gồm cung cấp cho giáo viên thời gian nghỉ ngơi và giảm thiểu số lượng công việc ngoài giờ giảng dạy. cần xây dựng một cách rất cụ thể các hướng dẫn, công cụ để giúp giáo viên thực sự nắm rõ và thực hiện tốt chương trình mới. Toàn bộ xã hội, truyền thông cần nhìn nhận, đánh giá và dành cho giáo viên sự tôn trọng nghề nghiệp ở mức độ cần thiết. Ghi nhận, trân quý người thầy cũng là cách để họ có động lực cống hiến. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho giáo viên và tạo môi trường làm việc tích cực cũng có thể giúp giảm áp lực cho giáo viên.

Tuy nhiên, đối với mỗi công việc và nhiệm vụ nào đó trong cuốc sống, có áp lực thì chính bản thân mỗi chúng ta mới có động lực để mỗi người khao khát tìm tòi, phát triển, ngày ngày nỗ lực để hoàn thiện chúng. Áp lực căng thẳng ở một mức độ vừa phải sẽ là yếu tố thúc đẩy động lực cho mỗi giáo viên thêm nhiệt huyết với nghề hơn.

Bản thân mỗi nhà giáo và nhà trường cũng phải làm công tác tư tưởng để xốc lại tinh thần, thay đổi tư duy làm giáo dục trong giai đoạn mới, ứng phó với những thách thức và khó khăn mới. Có nhận thức đúng những thách thức nghề nghiệp, có kỹ năng ứng phó, nhà giáo mới làm tốt công tác giáo dục trong bối cảnh hiện nay.


Tóm lại: Áp lực tâm lý đối với Giáo viên là một thực trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt nước ta đang trong quá trình hội nhập và thay đổi giáo dục. Áp lực từ nhiều khía cạnh khác nhau, xuất phát từ yếu tố khách quan và chủ quan đòi hỏi cơ quan giáo dục, các bộ phận liên quan phải có những chính sách phù hợp, xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc đáp ứng được yêu cầu của xã hội và tạo động lực để mỗi Giáo viên phát triển, tự tin thể hiên khả năng của bản thân, bởi nghề giáo là một nghề rất đỗi thiêng liêng, nghề dạy dỗ cho những mầm non tương lai của đất nước.

Theo MỸ VY


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________