Làm trẻ em là không áp lực?

“Có phải chỉ có người lớn mới có áp lực? Các số liệu thực tế từ các bài báo lại cho thấy trẻ em cũng có áp lực và nhiều trường hợp dẫn đến những chuyện đáng tiếc. Dù ta thấy trẻ em chỉ cần học tập và vui chơi, vậy áp lực của trẻ em là đến từ đâu mà ra?

Trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, trẻ em được nâng niu nuôi dưỡng và phát triển toàn diện là trách nhiệm đối với tất cả mọi người . Dù vậy, hiện nay chúng ta đang gặp một vấn đề mới về trẻ em, đó là áp lực học tập.

Áp lực học tập là một trạng thái nỗ lực, quan tâm và cảm giác bất an đối với việc học tập và luôn ám ảnh với việc phải đạt được kết quả tốt nhất. Nếu được quản lý một cách hiệu quả, áp lực học tập có thể giúp học sinh phát triển sự tự tin, tập trung, và cải thiện kỹ năng học tập của họ. Việc áp lực trong học tập cũng giúp tạo thúc đẩy học tập để đạt được kết quả tốt.

Tuy nhiên, với một nền giáo dục phát triển và sự cạnh tranh khốc liệt trong xã hội, trẻ em đang phải đối mặt với áp lực học tập ngày càng cao. Và cũng vì thế mà đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.

Nguyên nhân chính gây ra áp lực cho trẻ em trong học tập là do sự quá tải trong các lớp học, cuộc thi và việc học thêm. Các em phải tham dự các kỳ thi từ thi trong lớp đến thi ngoài trường học vậy nên nhiều trẻ phải học chăm chỉ và cố gắng quá sức mà không còn có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Thực trạng này cản trở việc trẻ phát triển tự nhiên, giảm sức sáng tạo và tạo ra một sức ép lớn cho trẻ, tồi tệ hơn gây ra những tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.


Vậy ta có thể thấy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có những áp lực riêng. Và với những thực trạng đáng sợ ta đang thấy, giải quyết áp lực học tập là một chủ đề đang được quan tâm bởi các bậc phụ huynh và nhà trường. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần từng bước quan tâm và cải thiện các vấn đề sau:
  • Để giải quyết áp lực học tập cho trẻ em, cần xác định nguyên nhân gây áp lực học tập. Đó có thể là do chính các em tự đặt áp lực lên bản thân mình hoặc do sự kì vọng quá lớn từ phía cha mẹ và giáo viên. Nhận biết được nguyên nhân, thì sẽ có những cách giải quyết áp lực học tập phù hợp.
  • Thiết lập một thời gian học tập hợp lý là xây dựng kế hoạch học tập phải kết hợp với việc tham gia các hoạt động giải trí giúp thư giãn.
  • Kỹ năng tự quản lý và sắp xếp là rất quan trọng vì chúng giúp các em xác định mục tiêu và sắp xếp, lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập
  • Hỗ trợ tâm lý cho trẻ là điều cần thiết không chỉ trong nhà trường mà cả các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến. Gia đình nên động viên và khuyến khích tạo điều kiện để trẻ bộc lộ được các khả năng của bản thân. Ở nhà trường nên tổ chức các chương trình chuyên đề tâm lý giải quyết áp lực học tập để trẻ có thể nhận ra và điều chỉnh kịp thời. Nếu tình trạng căng thẳng ở mức độ cao, hãy tìm đến các trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để hiểu hơn và khắc phục tình trạng này.
Theo Kim Kiên




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________