Vì sao con cái và cha mẹ khó nói chuyện với nhau?

 

Càng lớn lên, chúng ta càng cảm thấy thật khó để trò chuyện tự nhiên với phụ huynh như lúc còn nhỏ, chúng ta chúng ta dần cảm thấy ba mẹ như những “người quen xa lạ” và những suy nghĩ như "mình không hợp với ba mẹ", "ba mẹ chẳng hiểu gì mình cả" dường như xuất hiện ngày càng nhiều. Tại sao chúng ta thường cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với phụ huynh? Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Cảm xúc được kích hoạt thái quá

Sự “cứng đầu” của bạn có thể khiến ba mẹ cực kì bực bội và khó chịu. Lúc này, phụ huynh thường trở nên tức giận đến mức phản ứng thái quá và bắt đầu đe dọa bằng những hình phạt hà khắc. Việc dạy dỗ con trẻ ngay sau khi để cảm xúc lấn át có thể không hiệu quả lắm vì lúc này bạn đã phòng thủ đến mức không muốn tiếp thu những gì ba mẹ đang nói sau khi cảm thấy bị chỉ trích.


2. Đúng thông điệp, sai thời điểm

Để lời nói của ba mẹ có ý nghĩa với con cái, ba mẹ phải đảm bảo rằng con cái đang lắng nghe. Tức là, bạn không đang cảm thấy tiêu cực sau khi bị kỷ luật hoặc phê bình. Các bạn cần phải nghe thấy điều mà phụ huynh muốn truyền tải mà không cảm thấy bị chỉ trích hay phê bình. Thế nhưng, vì ba mẹ đã tức giận và trách mắng, bạn không thể tiếp nhận thêm bất kì điều gì.


3. Cơ chế phòng vệ của thanh thiếu niên

Khi các bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm, điều đó có thể khiến các bạn trở nên khó chịu với chính mình. Cũng có thể bạn cảm thấy người lớn đang phản ứng thái quá và các bạn không làm gì sai. Một trong hai cảm giác này có thể khiến bạn chìm đắm trong cảm xúc của chính mình và không cởi mở tiếp thu ý kiến ​​của người lớn. Đó là lý do tại sao dù phụ huynh có nói gì đi chăng nữa cũng không hiệu quả và các bạn trẻ càng trở nên khó chịu, chống đối hơn. Lúc này, người lớn lại càng tức giận.


Nguồn: Psychology Today 

Biên soạn: Trúc Giang & Việt Anh

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________