Làm sao để tạo dựng lòng tin trong các mối quan hệ?

 
Có được sự tin tưởng trong một mối quan hệ nghĩ là bạn cảm thấy được sự an toàn và chung thủy với người bạn đời, theo quan điểm của TS. Sabrina Romanoff, một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Yeshiva.

Theo TS. Romanoff, “Tin tưởng nghĩa là bạn “dựa vào”, “tin vào” đối phương vì bạn cảm thấy an toàn khi ở bên họ và tự tin rằng họ sẽ không làm hại hay xúc phạm bạn. Tin tưởng là nền tảng của mọi mối quan hệ vì nó cho phép bạn được yếu đuối với người kia và mở lòng mình ra với họ mà không cần phải cảnh giác bảo bọc bản thân.”

Bài viết này sẽ giúp tìm hiểu sự quan trọng của niềm tin trong các mối quan hệ và gợi ý một số đề xuất giúp xây dựng niềm tin của bạn với nửa kia.


Niềm tin là thành tố sống còn trong một mối quan hệ thành công và hạnh phúc. TS. Romanoff giải thích lý do tại sao niềm tin lại quan trọng đối với các mối quan hệ như sau:

Thúc đẩy thái độ tích cực

Niềm tin là quan trọng đối với các mối quan hệ vì nó giúp bạn mở lòng và sẵn sàng trao đi hơn. Nếu bạn tin tưởng đối phương, bạn sẽ dễ bao dung hơn với những thiếu sót hoặc hành vi của nửa kia làm bạn khó chịu vì nói gì thì nói, bạn tin tưởng họ và biết họ sẽ luôn ủng hộ bạn.

Làm giảm xung đột


Tin tưởng cũng cho phép bạn định hướng xung đột. Khi bạn tin tưởng người kia, bạn sẽ sẵn sàng bỏ qua những vấn đề hoặc cam kết cùng nhau tìm kiếm hướng giải quyết cho chúng vì bạn cảm thấy mình có đồng minh trong những khía cạnh quan trọng nhất trong đời sống. Thậm chí ngay cả khi người kia làm điều gì đó khiến bạn thất vọng, bạn cũng sẽ dành cho họ sự nghi ngờ đặc biệt chỉ họ mới có và nhìn ra được điều tốt đẹp ở họ khi bạn tin tưởng họ.

Hệ lụy từ việc thiều niềm tin


Niềm tin cần thời gian để gầy dựng, và nếu người kia liên tục thất hứa hoặc không làm tròn những gì mình cam kết thì bạn sẽ bắt đầu chẳng còn nhiều mong đợi nơi họ, theo chia sẻ của TS. Romanoff.

Khi hành động của người kia không khớp với những gì họ nói thì bạn bắt đầu nhận ra họ không còn đáng tin nữa. Liên tục vi phạm hoặc liên tục có những hành vi gây tổn thương sẽ làm xói mòn niềm tin trong bạn. — Sabrina Romanoff, PsyD

Thiếu niềm tin có thể ảnh hưởng lên mối quan hệ của bạn với rất nhiều vấn đề có thể xuất hiện. Thiếu niềm tin cũng có thể ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần của bạn. TS. Romanoff liệt kê một số ảnh hưởng cụ thể như sau:

– Thiếu tiếp xúc thân mật: Khi trong một mối quan hệ, người ta bớt hoặc không còn tin tưởng nhau nữa thì sự tiếp xúc thân thật thường sẽ giảm đi. Khi đối phương lừa dối bạn, bạn thường sẽ muốn tách mình, cả thể chất lẫn tinh thần, ra xa họ.

– Thái độ tiêu cực: Khi bạn cảm thấy người kia không phải với bạn, bạn có thể sẽ “cắm chốt” vào cảm xúc này, điều này không chỉ khiến bạn xa rời khỏi họ mà nó còn khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy tức giận với họ. Điều này có thể dập tắt sự kết nối và cảm giác thân mật.

– Bất an: Thiếu tin tưởng thường đưa đến sự bất an trong mối quan hệ. Tương tự, bạn cũng sẽ liên tục nghi ngờ không biết những gì đối phương nói với bạn có thật hay không và có thể hành xử theo hướng kiếm soát đối phương hơn. Oái ăm ở chỗ là, những hành vi này làm ra với mục đích để kiểm soát thường lại đẩy đối phương ra xa bạn hơn. Ví dụ, liên tục gọi hoặc nhắn tin để giám sát có thể khiến họ càng né tránh rời xa bạn hơn.

– Trầm cảm và lo âu: Nếu hai bạn chưa thực sự tin tưởng nhau, bạn có thể sẽ xuất hiện tình trạng trầm cảm hoặc lo âu mức độ cao vì bạn sẽ liên tục hoài nghi không biết người khia có đang nói dối hoặc lừa gạt bạn.

Remanoff chia sẻ một số cách giúp bạn và nửa kia xây dựng niềm tin trong mối quan hệ giữa hai bên.


Xây dựng niềm tin trong một mối quan hệ

– Sửa chữa sai lầm


Một bước quan trọng khác để xây dựng niềm tin là phải thành thật và hướng về tương lai khi bạn đã lỡ phá hủy mong đợi của người khác hoặc làm tổn thương họ.

Ai cũng phạm sai lầm. Điều quan trọng là bạn có thể có được bài học và cả hai cảm thấy gần gũi hơn với nhau sau khi bạn sửa chữa bất kể hậu quả do sai lầm của mình gây ra có như thế nào chăng nữa. Cách tốt nhất để làm điều này chính là nhận trách nhiệm và cho đối phương thấy bạn sẽ làm tốt hơn như thế nào trong tương lai.

– Giao tiếp

Một bước khác để gây dựng niềm tin là thực hiện giao tiếp cởi mở. Cái gì cũng giấu giếm sẽ làm xói mòn niềm tin, vậy nên khi người kia tương tác một cách rõ ràng và tạo cơ hội để có thể tìm hiểu thêm những đề tài vốn có thể khiến bạn mất niềm tin, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn và từ đó buông bỏ sự đề phòng xuống.

Các bạn càng cùng nhau thẳng thắn về một vấn đề, thì bạn sẽ càng cảm thấy gần gũi hơn với người kia. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi về những mối bận tâm liên quan đến mối quan hệ hơn. Khi bạn giao tiếp cởi mở, bạn sẽ cảm thấy gần gũi với nửa kia hơn.

Kết luận

Niềm tin là một trụ cột quan trọng trong các mối quan hệ, và thiếu niềm tin có thể đưa đến những điều tiêu cực, xung đột, bất an, trầm cảm, và lo âu. Nếu mối quan hệ thiếu niềm tin, bạn cần cùng với nửa kia vun đắp nó, từ đó bạn mới có thể buông bỏ sự đề phòng xuống và thực sự mở lòng cùng nhau.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề niềm tin với bạn đời, bạn có thể tìm kiếm giúp đỡ từ trị liệu viên hoặc dịch vụ tư vấn cho các cặp đôi.

Nguồn


Kleinert T, Schiller B, Fischbacher U, et al. The Trust Game for Couples (TGC): A new standardized paradigm to assess trust in romantic relationships. PLoS One. 2020;15(3):e0230776. Published 2020 Mar 26. doi:10.1371/journal.pone.0230776

Arikewuyo AO, Eluwole KK, Özad B. Influence of Lack of Trust on Romantic Relationship Problems: The Mediating Role of Partner Cell Phone Snooping. Psychol Rep. 2021;124(1):348-365. doi:10.1177/0033294119899902

Bài viết gốc: https://www.verywellmind.com/how-to-build-trust-in-a-relationship-5207611


Như Trang


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________