"ĐỪNG BUỒN NỮA!" - Lời an ủi độc hại

Chúng ta đều biết rằng cảm xúc đau buồn thường không đem lại sự thoải mái. Niềm vui mới là điều mà mỗi cá nhân phải theo đuổi mỗi ngày, mỗi giờ. Nhưng ít khi biết được rằng đau buồn cũng là một cảm xúc tích cực.




Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng phạm vi cảm xúc của con người bao hàm nhiều cảm xúc âm tính hơn là dương tính. Chúng ta hoàn toàn có thể liệt kê nhiều cảm xúc âm tính hơn là dương tính. Mặt khác, những cảm xúc âm tính như sợ hãi, nóng giận, xấu hổ hay ghê tởm rất hữu ích vì nó giúp chúng ta nhận biết, phòng tránh và vượt qua các mối đe dọa và những tình huống nguy hiểm. Khi đó, chúng đã trở thành những cảm xúc tích cực.

Về cơ bản, lời an ủi "Đừng buồn nữa!" là một câu nói chưa tích cực:

1. Vừa sáo rổng, vừa tạo thêm áp lực:

- Người đau buồn cần là "Làm sao để chấp nhận và thoát khỏi đau khổ". Còn bạn, bạn lại đặt thêm yêu cầu cho họ rằng: "Cần phải chấm dứt đau buồn ngay!". Điều này ví như việc ai đó đang thúc giục bạn "bơi đi! bơi đi!" trong khi bạn thì chưa biết cách để bơi.

- Bạn vô tình đặt thêm một áp lực lên họ, thay vì chỉ loay hoay với vấn đề của họ, họ phải ứng phó thêm với vấn đề: "Làm sao để không buồn?" - cho vừa ý người khác.

2. Khi nói, bạn đã vô tình bảo người khác phủ nhận tác dụng tích cực mà nỗi buồn mang lại. Kiềm nén luôn không phải là cách hiệu quả để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực.

Nó độc hại, bởi còn mang hàm ý chê trách "Bạn đang sai rồi đó! Buồn là sai! Vui mới đúng!...". Sẽ càng độc hại với những người lo âu, trầm cảm. Nó thúc đẩy và làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực của nỗi buồn. Người được khuyên càng thêm bối rối, vì phải đi tìm cách để "đúng đắn" - tìm niềm vui.

 Vậy nên, nếu đã bắt đầu việc an ủi ai đó, hãy thành tâm nghe câu chuyện của họ, hiểu vấn đề của họ và giúp họ nhận ra mặt tích cực bị khuất của vấn đề. Việc nói chuyện qua loa, thậm chí chê trách, phán xét hay áp đặt kinh nghiệm của bản thân là cách an ủi tồi tệ nhất. Thay vào đó, hãy cho họ biết bạn đứng về phía họ, hiểu họ và đồng cảm với họ, bắt đầu với: "Tôi hay bất kỳ ai cũng sẽ buồn nếu gặp vấn đề này thôi! Nhưng...". Còn không, xin đừng chạm vào nỗi đau của người khác.

Kiêng kị:

- Vui lên đi!

- Không được khóc!

- Đau buồn có giúp được gì không?

- Chuyện này có gì đâu mà buồn!

- Nhìn tôi đây, có buồn không?

- Tự nhiên buồn là sao?

- ...

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________