Tác động của sinh kế truyền thống đối với chỉ số sức khỏe tâm thần của người dân Cù lao Chàm – Hội An trong bối cảnh đại dịch covid-19

TS. Nguyễn Thu Hà - Th.S Lê Ngọc Thảo
Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các chỉ sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất của ba cộng đồng ven biển tại Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An. Chúng tôi đã kết hợp thu thập các thông tin định lượng (sử dụng bộ câu hỏi SF12) và định tính (phỏng vấn sâu) để tìm hiểu các chất lượng đời sống tinh thần và thể chất của người dân tại địa điểm khảo sát. 252 người đã đồng ý tham gia nghiên cứu vào tháng 5 năm 2020 (chỉ hai tuần sau khi kết thúc cách ly toàn xã hội bối cảnh COVID_19). Điểm sức khỏe thể chất của người dân Cù Lao Chàm – Hội An cao hơn mức trung bình và không có sự khác biệt lớn giữa đất liền và người dân trên đảo (M = 51,88 ± 8,66) và hải đảo (M = 51,48 ± 7,80). Tuy nhiên, sức khỏe tâm thần của người dân sinh sống ở đảo được quan sát thấy cao hơn (51,17 ± 10,04) so với đất liền (47,83 ± 11,16). Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát cho thấy sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng bởi nơi sinh sống, tuổi tác, trình độ học vấn và hành vi uống rượu. Phân tích định tính cho thấy trong bối cảnh COVID-19, những sống ở đảo có khả năng phục hồi kinh tế cao hơn so với những người ở đất liền thông qua việc quay trở lại với các sinh kế truyền thống. Những phát hiện này có thể được cân nhắc trong các kế hoạch hồi kinh tế sau cuộc COVID-19 ở các cộng đồng ven biển ở Việt Nam. 

Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm thần, SF-12, cộng đồng ven biển, sinh kế truyền thống; COVID-19; Cù Lao Chàm- Hội An

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
__________