Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam
Vietnam Psycho-Pedagogical Association - VPPA
Hội Khoa họcTâm lý – Giáo dục Việt Nam (Vietnam Psycho – Pedagogical Association) được thành lập ngày 20/12/1989 theo quyết định số 371/CT của Hội đồng Bộ trưởng, do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh ký.
Hội KHTL-GDVN là thành viên của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Thế giới (IUPsyS); thành viên của Liên minh Tâm lý học Châu Á-Thái Bình Dương (APPA). Vì những đóng góp to lớn cho hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức TLH, GDH, chuyển giao các tiến bộ khoa học TLH và GDH hiện đại vào đời sống thực tiễn xã hội, Hội KHTL-GDVN đã Đảng và Nhà Nước tặng thưởng 01 Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2001), 01 Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2006) và 01 Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2011).
Ban lãnh đạo
Ban Chấp hành
DANH SÁCH UVBCH HỘI KHTL-GDVN KHÓA VI (NHIỆM KỲ 2016-2021)
Đã được bầu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội KHTL-GDVN lần thứ VI
(nhiệm kỳ 2016-2021) ngày 10/12/2016
STT | Họ và tên | Đơn vị công tác |
1 | Ông Nguyễn Đình Anh | Phó Chủ tịch Hội Nghệ An |
2 | TS. Lê Đức Ánh | Hiệu trưởng Trường Phổ thông Quốc tế TIS |
3 | TS. Nguyễn Nữ Tâm An | GĐ TT nghiên cứu TL và GD đặc biệt Khánh Tâm, Giảng viên khoa TL – GD trường ĐHSPHN |
4 | Bà Nguyễn Thị Tú Anh | GĐ TT tư vấn giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt Ánh Dương |
5 | Ông Trần Công Bình | Phó Chủ tịch Hội TP. Hồ Chí Minh |
6 | TS. Vũ Thị Bình | Phó Hiệu trưởng trường CĐSP Lào Cai |
7 | Thiếu tướng.PGS.TS. Đỗ Ngọc Cẩn | Chủ tịch hội ngành Công an |
8 | Ông Trần Công Chánh | Chủ tịch Hội Bạc Liêu, HT trường CĐ kinh tế kỹ thuật Bạc Liêu |
9 | TS. Trần Đình Châu | Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và Phát triển Nhân lực |
10 | PGS.TS. Võ Thị Minh Chí | Viện Nghiên cứu sư phạm – ĐHSPHN |
11 | TS. Lê Minh Công | Phó Chủ tịch kiêm TTK Hội Đồng Nai, Phó trưởng khoa TLH, trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia TP HCM |
12 | TS. Trần Văn Công | Chủ nhiệm bộ môn Tư vấn học đường, giảng viên trường ĐH giáo dục Phó GĐ TT ứng dụng KHTL-GD Hừng Đông, |
13 | TS. Trần Trung Dũng | GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh |
14 | TS. Đinh Phương Duy | Chủ tịch Hội t/p HCM, Phó HT trường cán bộ quản lý t/p HCM |
15 | PGS.TS. Nguyễn Minh Đức | Trưởng khoa TL, học viện Quản lý GD |
16 | TS. Ngô Xuân Điệp | Phó Chủ tịch Hội t/p HCM, trưởng khoa TL-GD trường ĐHKHXH&NV t/p HCM |
17 | Bà Huỳnh Lệ Giang | GĐ Sở GD-ĐT Đồng Nai |
18 | TS. Nguyễn Thanh Giang | GĐ Sở GD-ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu |
19 | Bà Phan Thị Thu Hà | Chủ tịch Hội Đồng Tháp |
20 | PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà | Trưởng khoa Tâm lý học, trường Đại học KHXH&NV |
21 | GS.NGND. Phạm Minh Hạc | Nguyên Chủ tịch Hội |
22 | Ông Tạ Quốc Hạnh | Chủ tịch Hội Đồng Nai |
23 | Bà Lý Lệ Hằng | Đại diện VP 2 tại tp. HCM |
24 | Bà Phạm Thị Hồng Hải | PGĐ Sở GD-ĐT Lâm Đồng |
25 | TS. Vũ Quang Hải | Khoa Công tác Đảng công tác Chính trị, Học viện Khoa học Quân sự
|
26 | TS. Lê Thị Phương Hoa | GĐ TT Tư vấn Tâm lý và Hỗ trợ giáo dục Thái Nguyên, GV trường ĐH Thái Nguyên |
27 | TS. Nguyễn Văn Hòa | HT Trường liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội |
28 | Ông Trần Văn Hòa | Phó GĐ Sở GD-ĐT Thanh Hóa |
29 | TS. Trương Quang Học | Phó trưởng phòng GD Khoa học XH và Nhân văn, Tổng cục Chính trị, BQP |
30 | TS. Nguyễn Văn Hồng | PGĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ |
31 | Bà Phạm Thị Hồng | Phó GĐ TT Hỗ trợ GD và phát triển cộng đồng |
32 | Ông Phạm Văn Hồng | Phó GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Long |
33 | Ông Ngô Hào Hiệp | Hội KHTL-GDVN |
34 | PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng | Viện trưởng Viện TL và GD pháp luật |
35 | TS. Nguyễn Thị Thúy Hường | Phó HT trường CĐ nghề du lịch Nha Trang |
36 | PGS.TS. Đặng Thanh Huyền | Học viện Quản lý Giáo dục |
37 | GS.TS. Phan Văn Kha | Viện Khoa học giáo dục VN |
38 | Ông Nguyễn Tuấn Khanh | Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiên Giang |
39 | TS. Phạm Văn Khanh | Chủ tịch Hội Tiền Giang, Phó GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang |
40 | TS. Nguyễn Thành Kỉnh | Chủ tịch Hội Tây Ninh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Tây Ninh |
41 | Ông Trần Quang Kiểm | Chủ tịch Hội Hải Phòng |
42 | PGS.TS. Trần Kiều | Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam |
43 | Ông Nguyễn Hoàng Lan | Chánh văn phòng Hội KH Tâm lí – Giáo dục VN |
44 | TS. Nguyễn Tùng Lâm | Chủ tịch Hội Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục VN |
45 | Bà Trần Thị Lãy | Phó Chủ tịch kiêm TTK Hội Khánh Hòa |
46 | PGS.TS. Đào Thái Lai | Phó GĐ TT ứng dụng KHTL-GD |
47 | TS. Lê Thị Xuân Liên | Chủ tịch Hội Quảng Trị |
48 | GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc | Phó Chủ tịch Hội Hà Nội |
59 | PGS.TS. Nguyễn Hữu Long | Phụ trách Viện NC và Ứng dụng KHST |
50 | Ông Phạm Minh Long | TGĐ Công ty Thiết bị giáo dục Thắng Lợi |
51 | Ông Bùi Văn Lượm | Chủ tịch Hội Vĩnh Long |
52 | TS. Nguyễn Văn Ly | Phó Chủ tịch TW Hội, Cục trưởng Cục đào tạo – BCA |
53 | Ông Đỗ Văn Lợi | Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng |
54 | Bà Lý Thị Mai | GĐ công ty TLH ứng dụng t/p HCM |
55 | Bà Trần Thị Quý Mão | Phó Chủ tịch Hội Tiền Giang, Phó GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang |
56 | Ông Lã Văn Mến | Hội Nam Định |
57 | TS. Huỳnh Công Minh | Phó Chủ tịch TW Hội |
58 | Ông Đặng Văn Minh | Chi hội Viện KH phát triển nguồn nhân lực t/p HCM |
59 | PGS.TS. Nguyễn Đức Minh | Phó Viện trưởng Viện KHGDVN |
60 | BS. Lâm Hiếu Minh | Phó TTK Hội t/p HCM |
61 | Đại tá.PGS.TS. Đỗ Duy Môn | Chủ nhiệm khoa TLH Quân sự, học viện Chính trị – BQP |
62 | TS. Trần Văn Miều | GĐ TT công nghệ GD, môi trường và phát triển |
63 | Ông Nguyễn Vũ Nguyên | Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển bồi dưỡng tài năng trẻ |
64 | Ông Nguyễn Ngọc Nguyện | Phó Chủ tịch kiêm TTK Hội Bà Rịa-Vũng Tàu |
65 | GS.TS. Nguyễn Văn Nhật | Phó Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân Hà Nội |
66 | Ông Hoàng Hữu Niềm | Phó Chủ tịch Hội Hà Nội |
67 | Ông Lê Xuân Niêm | GĐ TT giáo dục truyền thống và lịch sử |
68 | Bà Nguyễn Thị Kim Oanh | Tạp chí “Thế giới trong ta” |
69 | GS.TS. Trần Công Phong | Viện trưởng Viện KHGDVN |
70 | GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú | Phó Chủ tịch kiêm TTK TW Hội |
71 | Ông Nguyễn Hữu Phúc | Phó Chánh văn phòng Hội |
72 | Bà Nguyễn Thị Phượng | GĐ TT giáo dục hòa nhập trẻ em |
73 | Bà Vũ Thị Vân Phượng | GĐ TT nghiên cứu ứng dụng phát triển tư duy toán học |
74 | GS.TS. Phạm Hồng Quang | HT trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên |
75 | TS. Nguyễn Thị Kim Quý | Văn phòng tham vấn và trị liệu tâm lý trẻ em |
76 | PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ | Phó Chủ tịch TW Hội |
77 | Bà Trịnh A Sinh | Trưởng đoàn Nghệ thuật CMN TWH |
78 | TS. Lê Hồng Sơn | GĐ Sở GD&ĐT tp Hồ Chí Minh |
89 | PGS.TS. Lê Sơn | GĐ TT ứng dụng KHTL-GD phía Nam |
80 | PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn | CNK Tâm lý-Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
81 | TS.Hòa thượng Thích Thiện Tâm | Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo VN, Trụ trì chùa Phổ Minh |
82 | TS. Đỗ Hữu Tài | HT trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai |
83 | Đại tá.TS.Đặng Quốc Thành | Phó chủ nhiệm Khoa TLH, Học viện Kỹ thuật Quân sự – BQP |
84 | PGS.TS. Thái Văn Thành | Phó Hiệu trưởng trường đại học Vinh |
85 | TS. Phạm Văn Thanh | Phó Chủ tịch Hội Đồng Nai, Phó HT trường Đại học Đồng Nai |
86 | Nguyễn Trí Thanh | Chi hội Công ty Poki Á Châu |
87 | GS.TS. Trịnh Văn Thanh | Hiệu trưởng trường ĐHCS Nhân dân TP Hồ Chí Minh |
88 | Ông Đặng Duy Thái | Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học quân sự , Trường ĐH Chính trị, Bộ Quốc phòng |
89 | Bà Nguyễn Yên Thảo | Chi hội Nhịp cầu hạnh phúc |
90 | TS. Nguyễn Văn Tập | PGĐ TT Tư vấn TL-GD trẻ em |
91 | PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu | Quỹ tài năng trẻ TLH-GDH |
92 | TS. Lê Thị Xuân Thu | TT Ứng dụng KHTL-GD Hùng Vương, Giảng viên trường Đại học Hùng Vương |
93 | Bà Nguyễn Lâm Thúy | VP Tham vấn gia đình và trẻ em VALA |
94 | Ông Hoàng Xuân Thủy | Phó CT Hội Quảng Trị, PGĐ sở GD Quảng Trị |
95 | PGS.TS. Tô Bá Trượng | GĐ TT Phát triển giáo dục thường xuyên |
96 | Ông Bùi Anh Tuấn | Sở GD-ĐT Tây Ninh |
97 | Ông Lê Tuấn Tứ | Phó Chủ tịch TW Hội, GĐ Sở GD-ĐT Khánh Hòa |
98 | Ông Tạ Xuân Tùng | Phó trưởng phòng Kiểm định chất lượng GD, Cục Đào tạo-Bộ công an |
99 | TS. Thái Huy Vinh | Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An |
100 | Ông Nguyễn Thế Vinh | Chủ nhiệm CLB thơ Đường nhà giáo Việt Nam |
101 | Ông Tạ Quang Vũ | HT trường CĐSP Đà Lạt, Lâm Đồng |
20 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Hội Tâm lý – Giáo dục học Việt Nam được thành lập ngày 30/12/1990. Ngày 19/4/2002, theo Quyết định số 21/2002/QĐ-BTCCBCP của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Hội chính thức được mang tên là Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam. Theo cơ cấu tổ chức, Hội có 7 Ban: i) Ban nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, bồi dưỡng; ii) Ban Tư vấn, giám định, phản biện xã hội; iii) Ban Tổ chức, thi đua, khen thưởng; iv) Ban Kiểm tra; v) Ban Tài chính, kế hoạch; vi) Ban Thông tin, Tuyên truyền, xuất bản, quảng cáo; vii) Ban xây dựng cơ sở vật chất. Hội có 01 tạp chí (Tạp chí Thế giới trong ta); 01 Quỹ tài năng trẻ tâm lý học- giáo dục học. Văn phòng Hội có 8 cán bộ và nhân viên đảm nhiệm các công việc hoạt động thường xuyên của Hội. Mạng lưới hoạt động của Hội đã phát triển với nhiều Hội thành viên. Hiện nay, Hội Khoa học Tâm lý –Giáo dục Việt Nam (Hội KHTL-GDVN) đã có 24 Hội thành viên ở cấp tỉnh, thành; 17 Trung tâm trực thuộc Hội; trên 100 trung tâm và các đơn vị trực thuộc các tỉnh, thành hội. Số hội viên của Hội hiện nay là 7800 người.
Hai mươi năm qua, dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, tuân thủ tôn chỉ mục đích được ghi trong Điều lệ, Hội KHTL-GDVN ngày càng trưởng thành, phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử mới.
Về hoạt động nghiên cứu ứng dụng Tâm lý học và Giáo dục học. Đây là hoạt động nổi bật nhất của Hội. Trong hai mươi năm qua, các hội viên của Hội là các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy đại học, các giáo viên, các nhà quản lý, các công chức ở các nhà trường, các đơn vị cơ sở do quan tâm đến việc ứng dụng các tri thức tâm lý học (TLH) và giáo dục học (GDH) vào đời sống thực tiễn xã hội đã chủ động đề xuất và chủ trì nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, tổ chức nhiều Hội thảo khoa học ở các cấp về các lĩnh vực khác nhau của hai khoa học này và trên thực tế đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, thúc đấy cho hai khoa học TLH và GDH phát triển. Ỏ cấp TW Hội, Hàng năm, Hội tổ chức thường xuyên đều đặn mỗi năm từ một đến hai lần Hội thảo với nhiều nội dung thiết thực bám sát các vấn đề chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo … của đất nước. Chẳng hạn, các Hội thảo “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp” (được tổ chức ở Đồng Nai, 7/2008); “Văn hóa học đường – Lý luận và thực tiễn” (Tiền Giang-3/2009); “Nhà trường Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc” (T/p Hồ Chí Minh- 11/2009) và gần đây “Đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI” (Hải Phòng 7/2010) v.v…Cho đến nay, Hội đã tổ chức được 20 Hội thảo quy mô cấp quốc gia. Hội thảo “Nhà trường Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc” được tổ chức tại Dinh Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh vào 28/11/2009 đã có 450 đại biểu dến dự với 81 báo cáo khoa học từ khắp đất nước gửi tới.
Về công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ chính mà các cấp Hội đặc biệt quan tâm, triển khai kịp thời, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho hoạt động lãnh đạo – quản lý của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội của đất nước nói chung, hoạt động giáo dục đào tạo nói riêng. Những ý kiến phản biện, giám định của Hội KHTL-GDVN về chương trình, sách giáo khoa, về giáo dục công dân, về Chiến lược Giáo dục của đất nước, về chính sách đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ mới cùng những ý kiến về việc cần tiến hành cải cách giáo dục trong điều kiện hiện nay là những minh chứng cho tính tích cực xã hội của các cấp Hội, đặc biệt là của Trung Ương Hội KHTL-GDVN trước vận mệnh của đất nước.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức TLH, GDH, chuyển giao các tiến bộ khoa học TLH và GDH hiện đại vào đời sống thực tiễn xã hội cũng đã được các cấp tỉnh, thành Hội trong cả nước triển khai rộng khắp tại các cơ sở của Hội. Các hoạt động trong lĩnh vực này có nhiều đóng góp hơn cả, phải kể đến Hội KHTL-GD thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng….
Về hoạt động đối ngoại. Hội đã duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Liên hiệp các Hội khoa học Tâm lý học quốc tế và các Hội khoa học Tâm lý học các nước như Nga, Úc, Nhật, Trung Quốc, Anh, Mỹ và Hiệp hội sức khoe tinh thần quốc tế…. Nhiều tỉnh, thành Hội, nhiều tổ chức của Hội cũng có mối quan hệ quốc tế khá chặt chẽ trong hoạt động nghề nghiệp của mình như quan hệ với các tổ chức UNICEF, Ford, Foundation, Radda Batren, UNAIS, ICCO, UNFAA v.v…Nhiều hội viên của Hội đã có bài nghiên cứu, báo cáo khoa học tại các Hội nghị, Hội thảo khoa học, các khóa tập huấn nghiệp vụ, đào tạo về Tâm lý học, Giáo dục học ở một số nước trong khu vực và quốc tế.
Các hoạt động khác cũng đã được các cấp Hội, các trung tâm trực thuộc TW Hội và các trung tâm thuộc các Hội địa phương thực hiện trong 20 năm qua đã tạo nên tính đa dạng trong các hoạt động muôn màu sắc của Hội KHTL-GDVN. Trong lĩnh vực này phải kể đến hoạt động của Trung tâm Giáo dục truyền thống và lịch sử mà chỉ ở nước ta mới có. Trung tâm trong nhiều năm qua với các hoạt động được tổ chức quy mô, rộng khắp, mang tính chuyên nghiệp đã tham gia giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam anh hùng cho thế hệ trẻ khá hiệu quả.
Do những thành tích đạt được, Hội KHTL-GDVN đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 (18-10-2001) và Huân chương lao động hạng nhì (14-12-2006).
Hai mươi năm qua, bên cạnh những thành công, hoạt động của Hội còn bộc lộ không ít các nhược điểm, thiếu sót cả về nội dung và phương thức hoạt động. Bước sang thập kỷ thứ hai của thiên niên kỷ mới, với những đòi hỏi mới của nền kinh tế tri thức, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những tiến bộ như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật trên tất cả các lĩnh vực, làn sóng của những công nghệ đột phá điện toán mây, điện toán di động và các mạng xã hội …tất cả đã và đang đặt ra cho Hội KHTL-GDVN những thách thức mới về sự tồn tại và phát triển của chính mình.
Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam là một tổ chức khoa học chuyên ngành về lĩnh vực tâm lý học và giáo dục tại Việt Nam. Đây là một hội nghề nghiệp phi lợi nhuận, có vai trò tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên, chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tâm lý và giáo dục.
Một số chức năng và nhiệm vụ chính của Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam bao gồm:
1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học nhằm trao đổi, cập nhật kiến thức và thành tựu nghiên cứu mới trong lĩnh vực tâm lý học và giáo dục.
2. Xuất bản tạp chí, sách chuyên khảo về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tâm lý học và giáo dục.
3. Tư vấn, phản biện các chính sách, chương trình giáo dục, đào tạo liên quan đến lĩnh vực tâm lý và giáo dục.
4. Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
5. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về các hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục.
Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn giáo dục tại Việt Nam.
Nguồn: hoitamlygiaoduc.org
tamlyhoc.org